10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram

Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được một tập khách hàng tiềm năng lớn trên Instagram, hãy cùng MarketingAI khám phá 10 chiến thuật truyền thông giúp tăng trưởng tối đa lượng khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Thu hút bằng quảng cáo

Một cách đơn giản nhất để tiếp thị trên Instagram chính là quảng cáo nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là nhà quản lý đi thu thập thông tin người mua như địa chỉ email, ngày sinh, nơi ở, tình trạng việc làm.

Với những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể phân tích xu hướng và hành vi của khách hàng, đồng thời lưu trữ và sử dụng những dữ liệu đó vào việc phát triển các chiến dịch Marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nội dung quảng cáo một cách phù hợp nhất với từng đối tượng mục tiêu.

Lead Ads (quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng) là công cụ được sử dụng từ các công ty bất động sản cho tới các tổ chức môi trường, Lead Ads giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách chính xác và tác động tới xu hướng mua hàng chung.

Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản doanh nghiệp trên Instagram. Trước tiên hãy bắt đầu tạo một trang Facebook, đảm bảo rằng nhóm sáng tạo của doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định được đưa ra đối với việc quảng cáo trên Instagram.

Để cải thiện tỷ lệ hoàn tất, doanh nghiệp có thể thêm mục điền sẵn vào các biểu mẫu. Thực tế, những tài khoản kinh doanh trên Instagram có thể tạo các biểu mẫu có sẵn này dựa vào thông tin cá nhân được thu thập từ tài khoản của khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo chuyển đổi để tăng lượt tải xuống và lượt truy cập vào website, hoặc tạo quảng cáo các ưu đãi nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số.

Sử dụng nút hành động

Doanh nghiệp có thể thêm các action button (nút hành động) vào tài khoản Instagram của mình. Ví dụ như, tạo các liên kết chi tiết liên hệ vào hồ sơ Instagram, như địa chỉ email, số điện thoại,… Điều này giúp khách hàng ở bất kỳ đâu hay bất cứ thời điểm nào cũng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp khi cần.

Ngoài ra, các nút hành động như Đặt chỗ, nhận vé, đăng ký kênh sẽ điều hướng khách hàng điền vào các biểu mẫu thông tin có sẵn của Instagram.

Tối ưu hóa liên kết

Để phân bổ các liên kết khác nhau một cách hợp lý, phần giới thiệu chung trên trang cá nhân Instagram nên được tận dụng tối đa. Phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể điền thông tin về các bản đăng ký, sản phẩm đang giảm giá hay các cuộc khảo sát.

Một số điểm cần lưu ý khi tối ưu hóa liên kết trên tiểu sử Instagram:

  • Sử dụng liên kết ngắn gọn
  • Luôn gắn liên kết thương hiệu nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận
  • Chèn “link in bio” vào các bài đăng Instagram nhằm chuyển hướng khách hàng tới nội dung quảng cáo có liên quan
  • Đảm bảo rằng liên kết luôn được theo dõi (sử dụng thông số UTM)
  • Bổ sung công cụ CTA (nút gọi hành động) trên mỗi liên kết tiểu sử

Thiết kế phần giới thiệu ấn tượng trên Instagram sẽ làm tăng tỷ lệ quan tâm và thu hút người xem. Khách hàng sẽ dần chú ý tới các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp và tăng khả năng mua hàng.

Thiết kế Landing Page

Sau khi thu hút khách hàng ấn vào một trong những đường liên kết, họ sẽ được chuyển tới landing page của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho lợi ích của khách hàng, hãy chú ý những yếu tố sau:

  • Đảm bảo trang web đã được thiết lập mã quét
  • Sử dụng hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn
  • Xây dựng nội dung làm thỏa mãn nhu cầu người mua

Một trang đích được tối ưu hóa kết hợp cùng công cụ CTA sẽ tăng sự tò mò và thu hút người xem. Một số thương hiệu đưa trang đích của mình vào cả nguồn cấp dữ liệu chính, trong khi một vài thương hiệu khác chọn cách cung cấp liên kết tới những trang cụ thể trên nền tảng website của họ.

Instagram Story và tính năng vuốt lên

Ngoài đầu trang tiểu sử và landing page, Instagram cho phép doanh nghiệp chèn liên kết vào mỗi stories thông qua tính năng swipe up. Lợi ích của tính năng này đã được nhiều tài khoản có số lượng theo dõi lớn chứng minh (chẳng hạn các tài khoản có tích xanh, tài khoản hơn 10.000 người theo dõi).

Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy 30% nội dung có lượt xem nhiều nhất trên Instagram thuộc về tài khoản của các doanh nghiệp. Tất cả những gì khách hàng cần làm chính là vuốt lên và truy cập vào trang đích. Bằng cách dùng đơn giản khi gắn các liên kết vào bài đăng với số lượng tin không giới hạn, Instagram Story được cho là hiệu quả hơn việc gắn liên kết lên mục tiểu sử.

Để chèn liên kết vào story mới nhất trên Instagram, doanh nghiệp chỉ cần vuốt màn hình sang phải hoặc nhấp vào biểu tượng “+” ở góc trái màn hình. Sau đó lựa chọn nội dung muốn đăng tải, biểu tượng gán link sẽ tự động xuất hiện ở phía trên cùng trong công cụ chỉnh sửa story. Việc doanh nghiệp cần làm là chọn liên kết phù hợp để đưa vào nội dung Story.

Bài viết cùng loại